Quy định về công tác Giáo viên chủ nhiệm

 QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Để HS - SV trong Trường biết và hợp tác với giáo viên chủ nhiệm lớp, Nhà trường trích đăng quy định số 706/ĐT, ngày 24/11/1997 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp như sau:

1- Vai trò, vị trí

- Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, GVCN vừa đóng vai trò quản lý hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.
- Là cầu nối giữa lớp với Khoa, Trung tâm, Ban giám hiệu đồng thời là cán bộ màng lưới tích cực của các đoàn thể và tổ chức xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công…)
- Là người chủ chốt của Trường làm công tác giáo dục HS - SV.

2- Chức năng

- Bồi dưỡng cán bộ lớp để họ tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp.
- Chuyên gia trong việc tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp
- Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Trường về công tác giáo dục, rèn luyện của HS-SV.
- Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của HS - SV; phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá HS-SV trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội.
3- Nhiệm vụ
- Dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo (học tập, rèn luyện) trong từng tháng, học kỳ và năm học.
- Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với Khoa và Phòng Đào tạo.
- Liên hệ với gia đình HS-SV để phối hợp giáo dục HS-SV khi cần thiết.
- Ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề thuộc về quản lý hành chính Nhà nước trong phạm vị hoạt động của lớp (như các đơn từ của HS-SV, các báo cáo của lớp …)
 

- Kết thúc thời gian chủ nhiệm lớp phải bàn giao hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lý HS-SV Khoa và bàn giao tình hình lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.

4- Quyền hạn
- Được mời dự họp hoặc là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề về HS-SV của lớp mình phụ trách.
- Được liên hệ với các giáo viên dạy lớp mình chủ nhiệm để phối hợp giáo dục HSSV.
- Được liên hệ với Tổ trưởng tổ môn, cán bộ quản lý HSSV các Khoa, lãnh đạo các Khoa, Trung tâm, Phân hiệu, các Phòng chức năng và Ban Giám hiệu trường để phản ánh tình hình giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập, rèn luyện của HSSV và bảo vệ quyền lợi chính đáng của HSSV lớp mình phụ trách.
- Được quyền cho học sinh nghỉ học (khi HSSV có đơn với lý do chính đáng) một ngày trong phạm vi gần trường (³ 25 km).
- Được gọi HSSV cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục HSSV.
- Được mời phụ huynh HSSV đến trường để phối hợp giáo dục khi cần thiết.