Đường sắt tốc độ cao - nhu cầu nhân lực lớn và cấp bách
Đường sắt tốc độ cao đang là từ khóa khá nóng trên các diễn đàn truyền thông chính thống và sự nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) là hình thức vận tải đường sắt với vận tốc nhanh, tùy từng quốc gia mà tốc độ có quy định khác nhau và thường lớn hơn 250km/h. Trong quyết định 1769/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, tuyến ĐSTĐC trục Bắc Nam từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) có chiều dài khoảng 1.545 km. Ngày 28/2/2023, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Kết luận nêu rõ “đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam” và “Hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045”.
Dự án ĐSTĐC Bắc - Nam (nguồn Internet)
Để đảm bảo các tiến độ thực hiện các dự án theo Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đặc biệt là Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các dự án đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TPHCM, Chính phủ, các Bộ, ngành phải gấp rút thực hiện rất nhiều công việc, trong đó công việc đào tạo nguồn nhân lực phải đi trước một bước. Theo số liệu trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án ĐSTĐC Băc – Nam, trong giai đoạn triển khai thi công cần khoảng 26 nghìn đến 32 nghìn nhân lực và giai đoạn vận hành khai thác cần khoảng gần 14 nghìn nhân lực.
Như vậy có thể nói nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và quản lý vận hành ĐSTĐC là rất lớn, và đây là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh dự án ĐSTĐC Bắc Nam đang ở giai đoạn chuẩn bị chủ trương đầu tư, việc đào tạo nguồn nhân lực là thực sự cấp bách. Tham gia đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường sắt nói chung và đặc biệt là đường sắt Đô thị và ĐSTĐC, trường Đại học Công nghệ GTVT rất tích cực đổi mới chường trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cải tạo cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp, đặc biệt là hợp tác kết nối các doanh nghiệp tạo môi trường thực nghiệp cho sinh viên.
Một giảng đường Trường Đại học Công nghệ GTVT
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải được thành lập từ năm 1945, là một trong những cơ sở đào tạo đại học lớn và uy tín, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trường có sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành giao thông vận tải và của đất nước. Hiện trường có 3 trụ sở tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Với triết lý giáo dục là: “Ứng dụng - Thực học - Thực nghiệp”, các chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng ứng dụng, có mục tiêu và nội dung phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu của thực tiễn sản xuất; các chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo tỷ lệ thực hành, thực tập trong trường và ngoài doanh nghiệp chiếm từ 40% trở lên.
Thầy và trò khoa Công trình đi thực tế tại dự án cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn
Trường đào tạo đa dạng các ngành nghề như các ngành về công nghệ đường bộ cao tốc, công nghệ đường sắt đô thị, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ BIM trong xây dựng công trình, giao thông thông minh, công nghệ vi mạch bán dẫn,...Trong đó, Liên quan đến đường sắt, hiện Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải đang đào tạo các ngành/chuyên ngành như sau: Xây dựng Cầu – Đường sắt và CNKT Xây dựng Đường sắt và Metro.
Các chương trình đào tạo ngành Xây dựng Cầu – Đường sắt và CNKT Xây dựng Đường sắt và Metro tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải được xây dựng theo hướng tập trung phát triển toàn diện cho sinh viên thông qua các khối kiến thức. Cụ thể, khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức cơ sở chuyên ngành và kiến thức chuyên ngành. Với thời lượng kiến thức thực hành thực tập trong trường và ngoài doanh nghiệp lớn, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với công việc thực tiễn khi ra trường.
Thầy và trò khoa Công trình đi thực tế công trình hầm của dự án cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn
Về cơ hội việc làm với người học về ngành đường sắt rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp như các sở giao thông vận tải, các Ban quản lý dự án đường sắt, các công ty tư vấn thiết kế, thi công các công trình đường sắt, đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị, hay giảng dạy, nghiên cứu tại các trường học.
Khoa Công trình