Ngành Thương mại điện tử

Ngành Thương mại điện tử

Tên ngành: Thương mại điện tử (Electronic Commerce)
Mã số: 7340105
Thời gian đào tạo: 4 năm
Trình độ đào tạo: Đại học

Tại sao nên chọn ngành Thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, phát triển Thương mại điện tử (E-commerce) là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới trong cách mạng 4.0. Không nằm ngoài xu hướng đó, ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay đang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, Thương mại điện tử Việt Nam có mức tăng trưởng 30-50% mỗi năm, quy mô thị trường 5 năm tới có thể đạt 10 tỷ USD. Đó chính là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới và có nhiều cơ hội này như Lazada, Tiki, Sendo, Shopee,… Ngoài ra, các quỹ đầu tư và tập đoàn nước ngoài cũng tích cực đầu tư cho các sàn giao dịch hàng hóa và các trang thương mại điện tử trong nước. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đang tăng nhanh, xu hướng khai thác mạng xã hội và nền tảng di động trong kinh doanh ngày càng nhiều. Đây là tiền đề quan trọng để ngành Thương mại điện tử phát triển hơn nữa với nhiều hình thái mới trong tương lai. Theo đó, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng cao và tạo ra nhiều cơ hội việc với thu nhập cạnh tranh người học.

Nền tảng chương trình

Chương trình được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định hướng ứng dụng, có sự tham khảo chương trình đào tạo của các Trường Đại học có uy tín trong nước có cùng lĩnh vực đào tạo với Nhà trường.

Nội dung đào tạo ngành Thương mại điện tử kết hợp giữa kiến thức nền tảng của kinh doanh thương mại và công nghệ thông tin, không chỉ bao gồm các kiến thức cơ bản của nhóm ngành công nghệ thông tin, máy tính và mạng Internet mà còn kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tổ chức, xây dựng và khai thác các hệ thống thông tin cho quản lý và kinh doanh tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế số hiện nay.

Chương trình học toàn khóa

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 128 tín chỉ (TC), không bao gồm hai học phần bắt buộc là Giáo dục thể chất (4 TC) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (8 TC) sẽ được cấp chứng chỉ riêng.

Lượng tín chỉ phân bổ cho các khối kiến thức được trình bày trong bảng sau:

STT

KHỐI KIẾN THỨC

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng

1.

Khối kiến thức giáo dục đại cương

18

4

22

2.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

92

14

106

2.1.

Kiến thức cơ sở ngành

40

6

46

2.2.

Kiến thức ngành

34

8

42

2.3.

Thực hành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp

18

 

18

 

Cộng:

110

18

128

Kỹ năng sinh viên tốt nghiệp

  • Phân tích, lựa chọn mô hình quản trị; thực hiện được các chức năng, lĩnh vực quản trị kinh doanh thương mại điện tử tại các doanh nghiệp;
  • Sử dụng và khai thác mạng máy tính, các phần mềm phổ biến để thực hiện các nghiệp vụ thương mại điện tử của một cơ quan, doanh nghiệp.
  • Khai thác, thu thập, phân tích và tổng hợp được các số liệu, dữ liệu để làm căn cứ ra quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp;
  • Lập, tổ chức thực hiện và điều chỉnh được các kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp như: Phân tích, đánh giá thị trường, xây dựng và thiết lập hệ thống thương mại, thương mại điện tử, mua hàng, tồn kho, bán hàng, ....
  • Tổ chức quản trị có hiệu quả hệ thống thương mại điện tử và phát triển website thương mại điện tử của một doanh nghiệp;
  • Thiết kế, xây dựng và triển khai hệ quản trị cơ sở dữ liệu; sử dụng thành thạo các hệ thống cơ sở dữ liệu thông dụng, thiết kế website thương mại điện tử;
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đàm phán, lãnh đạo và làm việc theo nhóm; kỹ năng viết, trình bày và giải quyết vấn đề;
  • Vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin và một số phần mềm quản trị trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Thương mại điện tử đảm nhiệm được các vị trí:

  • Chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các công ty cung cấp giải pháp về thương mại điện tử;
  • Chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các công ty đang hoặc có dự định triển khai hoạt động và ứng dụng thương mại điện tử;
  • Trợ lý cho các nhà quản lý trong trong hoạt động kinh doanh và kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp;
  • Quản lý hoặc trực tiếp thực hiện các hoạt động phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm v.v. tại các công ty phần mềm;
  • Chuyên viên tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, phát triển hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước chuyên quản lý hoặc ứng dụng thương mại điện tử;
  • Giảng dạy trong lĩnh vực thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp;

 

Địa điểm nhận hồ sơ và điện thoại liên hệ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.35526713 hoặc 024.35526714 hoặc  024.38547536
  • Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc: 278 Lam Sơn, Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại:  0211.3867404 hoặc  0211.3717229
  • Cơ sở đào tạo Thái Nguyên: Phú Thái, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.3856545 hoặc 0208.3746089