Ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Công trình nổi

Ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Công trình nổi

Tại sao chúng tôi chọn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tàu thủy và thiết bị nổi

Kinh tế biển là một trong những hướng trọng điểm phát triển kinh tế, nước ta lại có bờ biển dài, nhu cầu vận tải biển lớn. Do vậy, nhu cầu nhân lực về kỹ thuật tàu thủy là rất lớn. Ngành kỹ thuật tàu thủy là ngành công nghiệp tổng hợp, có tính quốc tế cao. Với kiến thức về ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi, chúng ta không những có thể có cơ hội nắm bắt một công việc tốt mà nó còn hỗ trợ rất nhiều cho những lĩnh vực khác trong cuộc sống.

 
Võ Quang Nhật Hùng, Sinh viên năm 4 ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi

CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi là ngành càng học càng thấy hấp dẫn vì liên tục được tiếp thu, cập nhật những kiến thức công nghệ mới nhất về ngành Cơ khí nói chung và ngành Cơ khí đóng tàu nói riêng khiến việc học không bao giờ nhàm chán. Mỗi ngày với mình là một ngày được trải nghiệm, tìm hiểu, biết thêm những kiến thức mới và chuyên sâu trong lĩnh vực tàu thủy và thiết bị nổi.

 
Phan Huy Liêm, Sinh viên năm 4 ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi
 

Bạn được trải nghiệm gì khi theo học tại Trường Đại học Công nghệ GTVT

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí Tàu thuỷ và Công trình nổi có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng; có kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về Công nghệ kỹ thuật cơ khí Tàu thuỷ và Công trình nổi; có năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí Tàu thuỷ và Công trình nổi; có kỹ năng tin học, tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành thành thạo.

Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

- Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật tàu thuỷ tại các doanh nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thủy, cơ sở đăng kiểm; cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tàu thủy và công trình nổi;

- Làm việc tại các phòng thiết kế, công ty tư vấn thiết kế tàu thủy, viện khoa học và công nghệ tàu thủy;

- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề...

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng số

1. Kiến thức giáo dục đại cương

36

4

40

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

109

8

117

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

38

4

42

2.2.  Kiến thức ngành

41

4

45

2.3. Thực hành, thực tập nghề nghiệp

18

 

18

2.4. Thực tập tốt nghiệp

4

 

4

2.5.  Đồ án tốt nghiệp

8

 

8

Tổng số

145

12

157

Giáo dục thể chất

4

 

4

Giáo dục quốc phòng-an ninh

9

 

9

 

Địa điểm nhận hồ sơ và điện thoại liên hệ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.35526713 hoặc  024.38547536
  • Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc: 278 Lam Sơn, Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại:  0211.3867404 hoặc  0211.3717229
  • Cơ sở đào tạo Thái Nguyên: Phú Thái, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.3856545 hoặc  0208.3746089