Công nghệ kỹ thuật Cơ khí đầu máy - toa xe và tàu điện Metro

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí đầu máy - toa xe và tàu điện Metro

Tại sao chúng tôi chọn ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí Đầu máy toa xe và tầu điện Metro

 

Ngày nay, với sự tăng trưởng như vũ bão các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô… khiến cho giao thông đường bộ đã trở nên quá tải và đặc biệt tại các thành phố lớn, tình trạng ùn tắc ngày càng gia tăng. Đặt ra bài toán cho các nhà quản lý là làm thế nào để giảm thiểu ùn tắc, làm thế nào để hạn chế được phương tiện cá nhân tham gia giao thông. Mình được biết, theo quy hoạch của Bộ GTVT đã được Thủ tướng phê duyệt thì trong thời gian tới Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư mạnh mẽ và quyết liệt cho ngành Đường sắt đặc biệt là các tuyến đường sắt nội đô. Việc làm này sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc và bớt ô nhiễm môi trường cho 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

 

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia năm 2016 có 8685 người chết và trong 3 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 2000 người chết vì TNGT. Trong đó tai nạn xảy ra trên đường bộ là chủ yếu. Theo tìm hiểu mình được biết giao thông Đường sắt có độ tin cậy và chỉ số an toàn cao hơn các loại hình vận tải còn lại. Vì vậy, Nhà nước đã và đang thực hiện xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam (chiều dài 1570 km) với mục đích giảm tải cho đường bộ, rút ngắn thời gian chạy tầu, nâng cao năng lực vận tải hàng hóa và hành khách cho ngành ĐS và giảm thiểu được phần nào ùn tắc và tai nạn giao thông.

 

 
Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí Đầu máy toa xe và tàu điện Metro là một trong những chương trình đào tạo đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ muốn theo đuổi nghề kỹ sư cơ khí trong lĩnh vực giao thông đường sắt. Chương trình này được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc về các khái niệm cơ bản của cơ khí động lực, đồng thời trang bị cho họ các kỹ năng chuyên sâu về thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì đầu máy toa xe và tàu điện Metro. Sinh viên sẽ được học về các kỹ thuật và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực cơ khí động lực, bao gồm các phương pháp thiết kế, phân tích và mô phỏng, cũng như các kỹ năng về điều khiển và tự động hóa hệ thống đầu máy toa xe và tàu điện Metro. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo về các kỹ năng mềm, bao gồm kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và quản lý dự án, giúp sinh viên trở thành những chuyên gia đa tài trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí.
 
Mục tiêu đào tạo 
Đào tạo kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí Đầu máy - Toa xe và Tàu điện Metro có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng; có kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về Công nghệ kỹ thuật lĩnh vực Phương tiện đường sắt; có năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật Phương tiện đường sắt; có kỹ năng tin học, tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành thành thạo.
 
Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
 
Kỹ sư công nghệ kỹ thuật Cơ khí Đầu máy toa xe và tàu điện Metro làm việc tại:
- Các doanh nghiệp chế tạo, đóng mới đầu máy, toa xe.
- Các doanh nghiệp vận hành, khai thác và bảo trì đầu máy toa xe và tàu điện metro.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đường sắt: Cục đường sắt, Cục đăng kiểm, Tổng công ty ĐSVN.
- Giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng số

1. Kiến thức giáo dục đại cương

36

4

40

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

109

8

117

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

40

4

44

2.2.  Kiến thức ngành

36

4

40

2.3. Thực hành, thực tập nghề nghiệp

21

 

21

2.4. Thực tập tốt nghiệp

4

 

4

2.5.  Đồ án tốt nghiệp

8

 

8

Tổng số

145

12

157

Giáo dục thể chất

4

 

4

Giáo dục quốc phòng-an ninh

9

 

9

Cơ hội tiếp tục học tập

Sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí Đầu máy toa xe và tàu điện Metro, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục học tập và phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực cơ khí động lực và giao thông đường sắt.

Đầu tiên, sinh viên có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu để đạt các bằng cấp cao hơn, như tiến sĩ hoặc các chương trình đào tạo chuyên sâu khác trong lĩnh vực cơ khí động lực và giao thông đường sắt.

Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tìm kiếm các cơ hội thực tập và làm việc trong các công ty, tổ chức hoặc các dự án liên quan đến lĩnh vực đầu máy toa xe và tàu điện Metro. Việc tham gia vào các dự án thực tế sẽ giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình trong thực tế và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành.

Cuối cùng, các sinh viên cũng có thể trở thành những chuyên gia và giảng viên giỏi trong lĩnh vực cơ khí động lực và giao thông đường sắt, đào tạo và truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho các thế hệ sau.

 

Địa điểm nhận hồ sơ và điện thoại liên hệ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.35526713 hoặc  024.38547536
  • Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc: 278 Lam Sơn, Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại:  0211.3867404 hoặc  0211.3717229
  • Cơ sở đào tạo Thái Nguyên: Phú Thái, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.3856545 hoặc  0208.3746089