Năm 2021, rất nhiều trường đại học tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Việc này liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sau này vì hằng năm, các trường đều tăng dần đều chỉ tiêu qua mỗi mùa tuyển sinh?
Các trường ĐH cơ bản đã công bố đề án tuyển sinh 2021 và hầu như trường nào cũng tăng chỉ tiêu, cụ thể trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tăng hơn năm trước khoảng 600 chỉ tiêu so với năm 2020.
Theo lý giải của lãnh đạo trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đưa ra để xác định chỉ tiêu thì năng lực đào tạo của trường còn vượt xa con số 3.000 chỉ tiêu rất nhiều. Tuy nhiên trường luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu nên tăng chỉ tiêu một cách đột ngột, không gây "sốc" cho người học.
Câu chuyện tăng trưởng nóng chỉ tiêu không phải mới tại Việt Nam. Những năm trước, một số trường đào tạo còn tập trung chỉ tiêu vào những ngành dễ tuyển mà không quan tâm đến đội ngũ giảng dạy có chịu tải được không. Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã phải có quy định trong quy chế và các văn bản khác yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu theo khối ngành đào tạo dựa vào 2 tiêu chí: đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.
Một chuyên gia trong ngành đánh giá các quy định của Bộ GD&ĐT liên quan đến xác định chỉ tiêu không thấp so với thế giới. Tuy nhiên, vẫn có kẽ hở để các trường "lách". Ví dụ, đối với đội ngũ giảng viên, Bộ GD&ĐT yêu cầu trình độ phải đạt từ thạc sĩ trở lên, vì vậy, chỉ cần thạc sĩ là có thể ký hợp đồng với trường ĐH để giảng dạy.
Hay như Bộ GD&ĐT có phần mềm để kiểm soát tình trạng "mượn" giảng viên giữa các trường nhưng Bộ không thể kiểm soát được tình trạng hợp đồng giảng viên trên giấy và chất lượng thực sự của đội ngũ giảng viên. Theo chuyên gia này, một điều quan trọng khác là việc thanh kiểm tra của Bộ GD&ĐT chưa thường xuyên nên không phát hiện ra những thiếu sót sai phạm của các cơ sở giáo dục Đại học.
Thực tế ở một số trường ĐH tư thục sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn. Những người này không làm việc toàn thời gian tại trường, không trực thuộc khoa, không làm giáo viên chủ nhiệm... như một giảng viên cơ hữu nhưng được trường đóng bảo hiểm đầy đủ như giảng viên chính thức. Những người này được tính vào tỉ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Do vậy, giảng viên cơ hữu rất khổ khi phải "gánh" số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra. Tại một hội nghị của Bộ GD&ĐT về tổng kết công tác tuyển sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định, các trường Đại học không được tiếp cận theo hướng nhất quyết phải tuyển đủ chỉ tiêu, đông người học mà là tuyển người học có chất lượng không.
Người học đông nhưng quá trình đào tạo đào thải nhiều, chất lượng đầu ra không đảm bảo thì cũng sẽ khó được thị trường lao động chấp nhận. Tuy nhiên, bài toán kinh phí để tồn tại đã được không ít trường coi là mấu chốt quan trọng để tuyển sinh chứ không phải chất lượng đào tạo.
Năm 2021 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải xét tuyển 3000 chỉ tiêu, theo 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng kết hợp, Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp và Xét tuyển học bạ.
Thông tin ngành nghề đào tạo trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải:
STT
Các ngành đào tạo
Tổ hợp môn xét tuyển
1
Kế toán
A00; A01; D01; D07
2
Quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành:
1. Quản trị doanh nghiệp
2. Quản trị Marketing
3
Tài chính – Ngân hàng
4
Thương mại điện tử
5
CNKT Giao thông, gồm các chuyên ngành:
1. Xây dựng Cầu đường bộ
2. Xây dựng Cầu đường bộ Việt – Anh
3. Xây dựng Cầu đường bộ Việt – Pháp
4. Quản lý dự án
5. Xây dựng Đường sắt – Metro
6. Xây dựng Cảng- Đường thủy và Công trình biển
6
CNKT Công trình xây dựng
7
Công nghệ kỹ thuật Ô tô
8
CNKT Cơ khí, gồm các chuyên ngành:
1. Cơ khí Máy xây dựng
2. Cơ khí chế tạo
3. Tàu thủy và thiết bị nổi
4. Đầu máy - toa xe và tàu điện Metro
9
CNKT Cơ điện tử, gồm các chuyên ngành:
1. Cơ điện tử
2. Cơ điện tử trên Ô tô
10
Công nghệ thông tin
11
Hệ thống thông tin
12
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
13
CNKT Điện tử - viễn thông
14
Kinh tế xây dựng
15
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
16
Khai thác vận tải, gồm các chuyên ngành:
1. Logistics và Vận tải đa phương thức
2. Quản lý, điều hành vận tải đường bộ
3. Quản lý, điều hành vận tải đường sắt
17
Công nghệ kỹ thuật môi trường
A00; A01; D01; B00
Ghi chú: Các môn của Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán, Vật lí, Hóa học; A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh; D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh; B00: Toán, Hóa học, Sinh học.