Thực hiện giảng dạy trực tuyến các môn Lý luận chính trị ở Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải


Thực hiện giảng dạy trực tuyến các môn Lý luận chính trị ở Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

22/04/2020

1. Khái quát chung về giảng dạy trực tuyến

1.1. Khái niệm học trực tuyến

Thiết kế web Elearning hay còn gọi là Elearning là một hình thức học ảo thông qua mạng internet kết nối với các trung tâm đào tạo có lưu trữ sẵn các bài giảng điện tử và một số phần mềm cần thiết cho phép học viên và người giảng dạy có thể trao đổi thông tin bài học với nhau và học viên có thể nhận yêu cầu cũng như các bài tập từ giảng viên. Ngoài ra, giáo viên còn có thể truyền tải âm thanh và hình ảnh minh họa nội dung qua các băng thông rộng hoặc kết nối mạng Lan, mạng Wifi, WiMax,… Chính vì thế, các cá nhân hay tổ chức đào tạo đều có thể thiết kế website trường học. Tại đây, cho phép học viên đăng ký khóa đào tạo, tham gia khóa học, nhận bài kiểm tra và tích hợp thêm tính năng thanh toán online.

1.2. Đặc điểm của học trực tuyến online

Đây là một hình thức đào tạo qua mạng có nhiều đổi mới hơn so với học truyền thống, cung cấp cho học viên sự kết hợp hài hòa giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực trong hoạt động. Chính nhờ vào lợi ích đó, đào tạo qua mạng đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho việc học tập như: thu hút được nhiều đối tượng học viên trên phạm vi toàn cầu, cắt giảm được nhiều chi phí xuất bản, in ấn tài liệu.

Người học trực tuyến có thể chủ động chọn những kiến thức phù hợp với mình so với hình thức tiếp thu thụ động trên lớp. Cùng với việc đánh giá được nhu cầu thực tế, học trực tuyến có thể áp dụng cho tất cả các nhu cầu cụ thể nhất.

Phương pháp tương tác bảng điện tử đang là một hình thức học online được chú trọng nhiều nhất, các bài giảng của giáo viên sẽ được trình bày thông qua phương thức học tại lớp truyền thống và được ghi hình lại nhằm làm tư liệu giảng dạy một cách sinh động cho học sinh ở khắp nơi. Chính nhờ phương pháp này, học viên sẽ tiếp thu bài nhanh chóng và giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Ngoài ra, đào tạo online đồng bộ còn giúp cho người học có khả năng tự kiểm soát tốc độ học của mình sao cho phù hợp với bản thân, vẫn đảm bảo được chất lượng học tập mà không cần phải có những phần hướng dẫn. Chính vì những đặc điểm trên, học trực tuyến đang là một giải pháp tối ưu nhất với sự thu hút đông đảo học viên về nhiều trình độ và cấp học khác nhau.

1.3. Ưu điểm của học trực tuyến

Ưu điểm của lớp học trực tuyến là khả năng giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm được thời gian và không gian học tập. Hơn thế nữa, việc xây dựng thiết kế web trường học không tốn nhiều chi phí bằng việc xây dựng một trường học và cũng không cần giấy phép xây dựng phức tạp. Ngoài ra, khóa học online còn có các ưu điểm khác:

- Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức nhanh chóng, thông tin theo yêu cầu của học viên. Người học có thể truy cập vào các khóa học trực tuyến tại bất kỳ nơi đâu: ở nhà, nơi làm việc hay các địa điểm mạng internet công cộng và vào bất kỳ thời gian nào thích hợp khi người học muốn.

- Tiết kiệm chi phí học tập: Giúp học viên giảm tới khoảng 60% chi phí đi lại, địa điểm tổ chức học tập. Mỗi học viên đều có thể đăng ký nhiều khóa học và thanh toán trực tuyến chi phí học tập.

- Tiết kiệm thời gian học tập: So với phương pháp đào tạo truyền thống thì các khóa học qua mạng giúp học viên tiết kiệm khoảng từ 20 đến 40 % thời gian do giảm được thời gian đi lại và sự phân tán.

- Linh động và uyển chuyển: Học viên có thể chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn website học qua mạng với sự chỉ dẫn của giáo viên hay những khóa học trực tuyến qua mạng với hình thức tương tác. Ngoài ra, học viên còn có thể tự động điều chỉnh tốc độ học tập theo khả năng, và còn có thể nâng cao thêm kiến thức thông qua những tài liệu của thư viện trực tuyến.

- Tối ưu nội dung: Các cá nhân hay tổ chức đều có thể thiết kế làm web dạy học qua mạng nhưng cấp độ đào tạo lại khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn. Đồng thời, nội dung truyền đạt phải tối ưu và nhất quán.

- Hệ thống hóa: Học trực tuyến cho phép học viên dễ dàng tham gia khóa học, và có thể theo dõi kết quả cũng như tiến độ học tập. Với khả năng thiết kế website quản lý học sinh, sinh viên.  Giáo viên có thể biết được những học viên nào tham gia khóa học, khi nào họ hoàn tất quá trình học tập và đưa ra giải pháp thực hiện giúp họ phát triển trong quá trình học.

Nói chung, ưu điểm của đào tạo qua mạng mang lại sự tiện ích cho cả người học và giảng viên.

+ Đối với giảng viên: Có thể sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến người học thêm hấp dẫn và sinh động hơn. Ngoài ra, còn có thể quản lý học viên thông qua tính năng thiết kế website quản lý trường học.

+ Đối với học viên: Tiết kiệm được nhiều chi phí học tập cũng như chi phí đi lại và địa điểm. Ngoài ra, hình thức trả học phí cũng đơn giản thông qua tính năng thiết kế website thanh toán online.

1.4. Những yếu tố quyết định chất lượng bài giảng trực tuyến

Để một bài giảng trực tuyến có hiệu quả, các yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy trực tuyến bao gồm: Cấu trúc và cách thiết kế "kịch bản" đối với bài giảng; Phương thức tương tác; Khả năng tự học của người học; Sự ổn định của hạ tầng công nghệ; Cách thức kiểm soát chất lượng của nhà trường.

Thiết kế nội dung bài giảng cũng là yếu tố rất quan trọng, do đó phải có nhiều sự thay đổi, đồng thời là cách kết hợp đa dạng và hợp lý các phương pháp giảng dạy như trình chiếu bài giảng, hình ảnh video, trắc nghiệm khách quan, bài tập ngắn, động não...

Bài giảng cần được triển khai theo một kịch bản được chuẩn bị chu đáo với việc kết hợp hoạt động vui chơi với phương pháp giáo dục để cuốn người học vào dòng thời gian của khóa học. Đồng thời, cũng tăng tính tương tác giữa các thành viên trong lớp. Vậy nên, yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy trực tuyến cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh đặc thù xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng giảng viên.

Để có một bài giảng học trực tuyến chất lượng, không phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị, điều sinh viên cần là nhiều tài liệu, cần giảng viên giải thích và tư vấn cách học.

2. Thực hiện giảng dạy trực tuyến các môn lý luận chính trị tại Trường Đại học Công nghệ GTVT

2.1. Quá trình triển khai giảng dạy trực tuyến

Để bảo đảm chương trình giáo dục trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hỗ trợ học sinh, giáo viên có đủ quỹ thời gian học tập, ôn tập, Bộ GDĐT đã 2 lần điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục duy trì liên lạc giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo viên với học sinh để giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường.

 Trước tình hình đó, nhiều trường đại học trên cả nước đã triển khai dạy học trực tuyến với các phần lý thuyết. Hầu hết các trường không quy định giảng viên phải lên trường mà có thể ở nhà thực hiện bài giảng trên hệ thống trực tuyến theo khung giờ quy định của trường hoặc do giảng viên tự sắp xếp, bố trí giờ với sinh viên. Ngược lại, một số ít trường chuẩn bị phòng studio và yêu cầu giảng viên đến trường làm việc nhằm tăng chất lượng bài giảng trong đó có Trường Đại học Công nghệ GTVT.

Từ giữa tháng 2-2020, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường về việc tổ chức giảng dạy trực tuyến trong thời gian sinh viên chưa thể quay lại Trường do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giảng viên Khoa Chính trị - Quốc phòng an ninh - Giáo dục thể chất đã đồng loạt triển khai giảng dạy trực tuyến cho sinh viên tại 02 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Vĩnh Yên. Quá trình giảng dạy trực tuyến đã được các thầy, cô trong toàn khoa triển khai trên các ứng dụng Edmodo, Zoom meetin và Microsoft Teams. Đây là cơ hội thúc đẩy số hóa học liệu để tất cả cán bộ, giảng viên khai thác được các yếu tố tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập; linh hoạt, chủ động được về thời gian, không gian cho việc dạy và học ở mọi lúc, mọi nơi.

2.2. Những kết quả đạt được trong giảng dạy trực tuyến, khó khăn và biện pháp khắc phục

* Những kết quả đạt được

Thực hiện chỉ đạo của Nhà trường về việc tổ chức giảng dạy trực tuyến cho sinh viên, giảng viên Khoa Chính trị - Quốc phòng an ninh - Giáo dục thể chất nói riêng và giảng viên trong toàn Trường nói chung coi đây là một xu thế của thời đại, nhằm mở rộng khả năng tương tác, xóa bỏ những khoảng cách về không gian nên đã rất tích cực triển khai trong toàn khoa và từng bộ môn.

Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị cho công tác giảng dạy theo hình thức mới trực tuyến, lãnh đạo khoa, bộ môn đã sâu sát vào cuộc để động viên tinh thần cán bộ, giảng viên trong toàn khoa về cách thức tổ chức, thống nhất phương pháp, nội dung bài giảng để triển khai đến từng lớp sinh viên. Do đây là lần đầu triển khai giảng dạy trực tuyến, khác với phương pháp dạy truyền thống là cần có thời gian biểu cố định, cụ thể cho việc học tập nên các thầy cô trong khoa không khỏi bỡ ngỡ và pha chút lo lắng. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của Trung Tâm CNTT và các thầy cô giáo có kinh nghiệm trong Trường đã nhiệt tình chia sẻ thông tin, hướng dẫn kỹ thuật ở mọi nơi, mọi lúc. Đồng thời, phòng Đào tạo cùng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của Trường cũng thường xuyên chia sẻ nhiều đoạn clip hướng dẫn kỹ thuật nên trang webside như của TS. Trần Quốc Tuấn (Khoa KHCB), TS. Lê Nguyên Khương (Khoa Công trình) và xây dựng các đoạn video clip hướng dẫn một số ứng dụng hiện đại trong giảng dạy trực tuyến.

Thời gian đầu, phần lớn giảng viên sử dụng ứng dụng edmodo để quản lý, đánh giá và phân loại sinh viên hiệu quả, đồng thời nghiên cứu khai thác tối đa chức năng của phần mềm để gửi tài liệu học tập, bài giảng, tạo bài kiểm tra, giao bài tập và kiểm tra sinh viên thực hiện bài kiểm tra, chấm bài trên ứng dụng Edmodo. Do tính đặc thù của môn học thiên về lý thuyết, số lượng sinh viên trong một lớp lại đông, có những lớp lên tới gần 100 sinh viên, nên cũng gây không ít khó khăn cho giảng viên trong quá trình giảng dạy, trao đổi và quản lý lớp.

 Tuy nhiên, những khó khăn đã dần được khắc phục khi 100% giảng viên trong khoa triển khai giảng dạy trên ứng dụng Zoom meeting với hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS có sẵn. Việc kết hợp giữa ứng dụng Edmodo để giao bài tập, cung cấp tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu, với ứng dụng Zoom meeting nhằm tạo ra những diễn đàn trao đổi, đặt câu hỏi cho các em thông qua kiến thức bài học. Với mong muốn truyển tải được những kiến thức cần thiết đến cho sinh viên dự lớp, trong quá trình tổ chức thực hiện, nhiều thầy cô giáo trong khoa hoặc giữa các thầy cô giáo trong từng bộ môn đã thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy trực tuyến cùng với những vướng mắc và phản hồi của sinh viên để cùng nhau thống nhất đưa ra những hướng giải quyết một cách hiệu quả. Với đặc thù của môn học, nên trong quá trình dạy trực tuyến, giảng viên sẽ đưa những vấn đề có tính thực tiễn hiện nay vào nội dung bài giảng hoặc để tăng cường mức độ tương tác trao đổi giữa giảng viên với sinh viên, giảng viên đã sử dụng công cụ chát, cửa sổ trò truyện trên nền tảng chọn dạy trực tuyến với sinh viên để giải đáp câu hỏi, bài tập mà các em còn đang vướng mắc. Để có một giờ giảng trực tuyến có hiệu quả, khoa, bộ môn và từng giảng viên đã nghiên cứu xây dựng và thiết kế nội dung bài giảng theo đề cương môn học, đồng thời kết hợp đa dạng và hợp lý các phương pháp giảng dạy như trình chiếu bài giảng có hình ảnh minh họa, bài tập, video, phim tư liệu… Kết quả đạt được sau một thời gian tổ chức giảng day trực tuyến, phần lớn giảng viên trong khoa đều cho ý kiến chung là số lượng sinh viên tham gia giờ học trên trực tuyến Zoom meeting chiếm tới 80 - 90%, có những lớp tỷ lệ lên tới 100%. Kết quả đó cho thấy, việc triển khai giảng dạy trên ứng dụng Zoom meeting đã phát huy được ưu thế và tính hiệu quả của nó, khi giảng viên đã tận dụng được những tính năng của công nghệ thông tin để ứng dụng vào quá trình gảng dạy của mình. Để biến hoạt động giảng dạy trực tuyến trở nên đơn giản hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ với máy tính hay đơn giản là thiết bị điên thoại có kết nối mạng, giảng viên có thể chủ động trong việc giảng dạy, kết nối chát hoặc trao đổi qua email, zalo, edmodo… để nâng cao hiệu quả giảng dạy của bản thân tới mức tối đa.

* Những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy trực tuyến

Từ kết quả đạt được trong triển khai giảng dạy trực tuyến trên các ứng dụng Edmodo, Zoom meeting trong quá trình thực hiện, giảng viên vẫn gặp phải một số khó khăn sau:

-  Với ưu điểm là giúp giảng viên và sinh viên có thể tương tác trực tuyến để nắm nội dung kiến thức của bài học. Tuy nhiên, do nghỉ ở nhà lâu, sinh viên khó tự học, cần giảng viên theo sát, nhắc nhở đồng hành giúp các em không bị xao nhãng việc học. Dạy trực tuyến, giảng viên khó đánh giá và quản lý giờ dạy, đặc biệt đối với những môn chính trị đều có sĩ số lớp đông từ 50 - 100 sinh viên/01lớp.

- Do triển khai gấp rút, vì giảng dạy trực tuyến là giải pháp tình thế để đối phó với dịch Covid-19 nên một số giảng viên khả năng thích ghi với công nghệ vẫn còn chậm, nên sẽ vất vả hơn so với dạy trực tiếp.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt, chưa đảm bảo nên hệ thống mạng truy cập thường bị ngẽn hoặc đường truyền kém, dẫn đến chất lượng buổi học chưa được cao.

- Mặc dù các em sinh viên khá năng động trong sử dụng công thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo, nhưng trên thực tế do hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình các em, nên sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến của các em.

- Do sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình  học chủ yếu là từ một chiều, sinh viên tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó chứ không trực tiếp. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.

* Những biện pháp khắc phục để đạt hiệu quả trong giảng dạy trực tuyến đối với các môn lý luận chính trị

Do đặc thù của môn học, trong quá trình giảng viên trong khoa tham gia giảng dạy trực tuyến trên ứng dụng Edmodo và Zoom meeting đã gặp phải một số khăn khăn, vướng mắc. Vì vậy, để khắc phục những khó khăn trên xin đưa ra một số giải pháp như sau:

- Do hiệu quả dạy học trực tuyến vẫn chưa thể bằng dạy học trực tiếp, vì thế để đảm bảo chất lượng đào tạo, Nhà trường cần tăng thêm 30% thời lượng dạy học khi việc học trở lại bình thường.

- Để mỗi bài giảng đạt chất lượng, trước hết mỗi thầy cô giáo cần lựa chọn kỹ thuật dạy học trực tuyến. Căn cứ vào đặc thù và điều kiện của sinh viên để lựa chọn các phần mềm sao cho phù hợp. Từ đó, kiểm tra tốt hệ thống đường truyền, máy móc và các điều kiện phục vụ cho dạy trực tuyến. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để đạt chất lượng.

- Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách khai thác bài giảng, tài liệu, câu hỏi, bài tập gửi qua email, zalo, edmodo... để sau mỗi bài giảng, sinh viên có được tài liệu thực hiện nhiệm vụ mà thầy cô giao giao cho.

- Trước khi tiến hành bài giảng, mỗi thầy cô giáo nên xác định mục tiêu, trọng tâm kiến thức hay kiến thức cơ bản để truyền đạt đến sinh viên. Do điều kiện thời gian, yếu tố tương tác nên trong một khoảng thời gian nhất định, giảng viên không thể dạy hết các đơn vị kiến thức trong bài mà nên chú trọng đến kiến thức trọng tâm, lược bỏ các nội dung không nhất thiết phải dạy trong bài. Đồng thời, các thầy cô giáo nên dựa trên hai tiêu chí, đó là kiến thức trọng tâm cần bồi dưỡng thêm và kiến thức trọng tâm cần phụ đạo thêm cho sinh viên. Muốn làm được việc này, giảng viên phải nắm bắt được lực học của sinh viên, từ đó thiết kế những bài giảng có khối lượng kiến thức cơ bản phù hợp với các em.

- Để việc dạy học trực tuyến được khoa học, sinh viên dễ tiếp nhận, các thầy cô giáo nên xây dựng các chuyên dạy để tạo thành một bài giảng mang tính hệ thống kiến thức, trong đó chú trọng đến dạy củng cố, ôn tập kiến thức cơ bản của bài sau đó dạy thực hành thông qua hệ thống bài tập với các cấp độ kiến thức khác nhau. Các bài giảng phải có sự logich về mặt kiến thức để sinh viên hệ thống được kiến thức sau khi học. Trong khi giảng bài, do điều kiện thời gian, giảng viên cần dạy thẳng vào kiến thức cơ bản, rõ ràng, rành mạch và ngắn gọn. Có thể đưa vào bài giảng những đoạn phim tài liệu, video có liên quan đến kiến thức để tạo cho bài học sự sinh động, phát huy tính tích cực của sinh viên

- Song song với dạy kiến thức trọng tâm, các thầy cô giáo cần đan xen dạy kỹ năng làm bài cho sinh viên. Phần dạy kỹ năng có thể lồng ghép vào nội dung dạy phần thực hành sau mỗi bài giảng hoặc phần chữa bài tập, nhất là các bài tập trắc nghiệm để các em củng cố lại nội dung kiến thức đã được học tại các bài/chương trong những buổi học trước đó. Trên thực tế, kỹ năng làm bài là nội dung quan trọng để quyết định kết quả học tập của sinh viên, nhất là ở các bài thi giữa kỳ và thi kết thúc học phần. Mỗi sinh viên khi tham gia học trực tuyến ngoài việc chuẩn bị tâm thế, các điều kiện về phương tiện thì cần phải xác định mục tiêu cần đạt trong bài học. Trên cơ sở kiến thức cơ bản của bài học, mỗi sinh viên cần xác định nội dung nào, phần nào cần củng cố, nâng cao, phần nào cần phụ đạo thêm, những kỹ năng nào còn thiếu hụt khi làm các dạng bài.

- Để bài giảng đạt hiệu quả về chất lượng thì ý thức tự giác học tập của sinh viên là rất quan trọng, mang yếu tố quyết định. Mỗi sinh viên cần xác định tâm thế, tư tưởng, tác phong học tập ở nhà cũng như đang học tập ở trường. Sau mỗi bài giảng, các em cần khai thác hệ thống tư liệu, câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu của giảng viên. Tăng cường tương tác qua mạng, điện thoại với thầy cô giáo và bạn bè trong lớp để chia sẻ những khó khăn khi ôn tập.

Như vậy, hướng tới chất lượng của mỗi bài giảng trực tuyến, ngoài sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của giảng viên, thì  sinh viên cũng là yếu tố quan trọng để mỗi bài giảng trực tuyến thực sự giúp ích hiệu quả cho quá trình học tập của các em.

Một số hình ảnh lớp học trực tuyến trên Zoom meetting của giảng viên:

Giảng viên Vũ Thị Kiều Ly 

Giảng viên Vũ Đình Năm

Giảng viên Nguyễn Thị Thơm 

Giảng viên Trần Thị Tâm 

Ảnh và bài viết

TS. Nguyễn Thị Thơm