Chức năng, nhiệm vụ


Chức năng, nhiệm vụ

05/11/2015

I. Chức năng

Phòng Đào tạo là đơn vị trực thuộc Trường, có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính quy; công tác chính trị, tư tưởng, công tác quản lý sinh viên, công tác tuyên truyền, văn hóa, truyền thống.

II. Nhiệm vụ

1. Công tác tổ chức và quản lý về đào tạo

- Chủ trì xây dựng, giao kế hoạch, giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm đã được Hiệu trưởng phê duyệt;

- Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tham mưu xây dựng chương trình đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo, thực hiện quy chế giảng dạy;

- Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng cho các ngành, nghề đào tạo trong Trường;

- Phối hợp với các Khoa, Bộ môn và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức đăng ký, thực hiện quy trình viết, thẩm định, nghiệm thu giáo trình, bài giảng, biên dịch tài liệu, sáng kiến cải tiến, ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy, học tập;

- Xây dựng kế hoạch xử lý học vụ: Cảnh báo học tập, xét học tiếp, dừng học, thôi học; điều kiện dự thi tốt nghiệp, tổ chức thi tốt nghiệp, xét công nhận tốt nghiệp cho người học theo quy chế đào tạo;

- Quản lý lưu trữ hồ sơ, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận học tập liên quan đến người học theo quy định của quy chế đào tạo;

- Chủ trì xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt định mức giảng dạy, theo dõi thực hiện và tính thanh toán vượt giờ cho giảng viên, giáo viên;

- Chủ trì xây dựng chiến lược phát triển đào tạo; tiêu chuẩn giảng viên, giáo viên; bồi dưỡng giảng viên, giáo viên;

- Đề xuất, quản lý các hoạt động đào tạo liên kết, hợp đồng giảng viên thỉnh giảng;

- Soạn thảo, trình Hiệu trưởng ký ban hành các văn bản quản lý về lĩnh vực đào tạo, thực hiện quy chế đào tạo;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác đào tạo.

        2. Công tác chính trị, tư tưởng, công tác quản lý sinh viên, công tác tuyên truyền, văn hóa, truyền thống

        2.1. Nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền cho sinh viên

        a) Giáo dục tư tưởng chính trị:

        - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo  dục truyền thống cho sinh viên và tổ chức thực hiện;

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên;

- Nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng của sinh viên và đề xuất với Hiệu trưởng để có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp, kịp thời.

b) Giáo dục đạo đức, lối sống:

Xây dựng nội dung, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống, văn hóa, thẩm mỹ cho sinh viên; thực hiện tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho sinh viên; tạo môi trường phấn đấu và rèn luyện cho sinh viên.

c) Giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật: 

Tuyên truyền, phổ biến và chấp hành pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Trường, pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến sinh viên.

d) Giáo dục kỹ năng: 

Kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm…

e) Giáo dục thể chất:

- Phối hợp tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác theo quy định;

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho sinh viên nâng cao nhận thức về ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh hoạt điều độ, không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện…

2.2. Công tác quản lý sinh viên

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với sinh viên về: Học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến sinh viên;

- Phối hợp với các khoa tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, thành lập lớp, cử ban cán sự lớp lâm thời, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp;

- Chủ trì làm thẻ cho cán bộ, nhân viên và người học trong Trường;

- Chủ trì, phối hợp với các khoa xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kiểm tra, thu nhận, và quản lý hồ sơ thí sinh trúng tuyển, trả hồ sơ cho sinh viên thôi học, chuyển trường và sinh viên tốt nghiệp; thẩm tra, xác nhận hồ sơ sinh viên xin việc làm, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức xã hội theo thẩm quyền được Hiệu trưởng đồng ý;

- Giải quyết thủ tục hành chính cho sinh viên; xác nhận, chứng nhận các loại văn bản cho sinh viên;

- Theo dõi kết quả học tập của sinh viên cuối học kỳ, năm học, khóa học; số lượng sinh viên dừng học, thôi học, vi phạm kỷ luật; tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người học theo đúng quy chế; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế đào tạo và quy chế công tác sinh viên;

- Phối hợp các khoa quản lý sinh viên, chủ trì công tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; thực hiện đánh giá công tác cán bộ lớp và thanh toán chế độ cho cán bộ lớp;

- Phối hợp các khoa trong công tác chủ nhiệm lớp, thanh toán chế độ cho chủ nhiệm lớp;

 - Chủ trì "Tuần sinh hoạt công dân cho sinh viên" vào đầu khóa, đầu năm và cuối khóa học;

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi học sinh giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác;

- Tổ chức đối thoại định kỳ giữa sinh viên với Hiệu trưởng; giải quyết hoặc kiến nghị với Hiệu trưởng những nội dung liên quan đến chế độ, chính sách, kết quả học tập của sinh viên;

- Chủ trì tổ chức lễ bế giảng, trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên;

- Quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú theo quy chế;

- Định kỳ gửi thông báo kết quả học tập, rèn luyện về cho gia đình sinh viên.

2.3. Công tác hỗ trợ và dịch vụ sinh viên

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng, giới thiệu việc làm cho sinh viên; chủ trì, phối hợp với Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo và các đơn vị liên quan thống kê số sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ra Trường;

- Chủ trì, phối hợp với  Phòng Hành chính - Quản trị khám sức khỏe khi nhập học, trong quá trình học; xử lý các trường hợp không đủ sức khỏe để học tập; thực hiện công tác y tế trong Trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường;

- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, hoạt động xã hội trong sinh viên;

- Phối hợp với Phòng Hành chính - Quản trị, các đơn vị trong Trường, chính quyền địa phương, Công an khu vực đảm bảo an ninh trật tự trong Trường và nơi cư trú của sinh viên; phối hợp với các đơn vị có liên quan trực tiếp giải quyết các trường hợp sinh viên bị ốm đau, tai nạn rủi ro;

- Lập danh sách hỗ trợ các đối tượng người học: con mồ côi, tàn tật, diện chính sách và người học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm xây dựng quỹ học bổng; tổ chức trao học bổng tài trợ cho sinh viên xuất sắc, sinh viên khuyết tật, sinh viên diện chính sách và sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2.4. Công tác cựu sinh viên

Là đầu mối liên hệ với cựu sinh viên và tổ chức các hoạt động giao lưu, hỗ trợ giữa cựu sinh viên với Nhà trường và sinh viên.

        3. Các nhiệm vụ khác

- Xây dựng các văn bản quản lý theo chức năng và nhiệm vụ của Phòng;

- Chủ trì báo cáo các cơ quan Nhà nước có liên quan đến công tác của Phòng;

- Quản lý tài sản, quản lý cán bộ viên chức và người lao động trong đơn vị theo phân cấp của Hiệu trưởng;

- Hằng tháng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và kế hoạch công tác tháng tại hội nghị giao ban hoặc bằng văn bản trình Hiệu trưởng;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

III. Quyền hạn

1. Được sử dụng con dấu của Trường khi lãnh đạo phòng ký các văn bản thừa lệnh của Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Nhà trường, trước pháp luật về các văn bản đã ký.

2. Trưởng phòng được quyền cho cán bộ viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý nghỉ theo quy định của Nhà trường.

IV. Tổ chức và định biên

1. Phòng Đào tạo được tổ chức, điều hành thống nhất giữa các cơ sở đào tạo. Cơ cấu tổ chức của Phòng gồm: Trưởng phòng, một số Phó Trưởng phòng và các cán bộ viên chức, người lao động.

2. Định biên của Phòng gồm:

Cán bộ quản lý, viên chức và người lao động do Hiệu trưởng quyết định (có danh sách kèm theo).

V. Nguyên tắc hoạt động

1. Hiệu tr­ưởng điều hành hoạt động chủ yếu thông qua Tr­ưởng phòng;

2. Tr­ưởng phòng điều hành hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của Phòng và chịu trách nhiệm tr­ước Hiệu tr­ưởng về những việc đ­ược giao;

3. Phó Trư­ởng phòng giúp việc Trư­ởng phòng và chịu trách nhiệm tr­ước Trưởng phòng về phần việc được phân công;

4. Trưởng phòng là ủy viên thường trực các Hội đồng tuyển sinh; Hội đồng xét điều kiện dự thi và công nhận tốt nghiệp; Hội đồng khen thưởng, kỷ luật sinh viên; tham gia các Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định;

5. Cán bộ viên chức và người lao động thuộc Phòng chịu sự quản lý, điều hành của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về công việc được giao./.